Cong dung cua gao nep doi voi suc khoe
- Ẩm thực, Cẩm nang sức khỏe

Công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe

Đối với những nước ở khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc…gạo nếp từ lâu đã được sử dụng như một loại thực phẩm thông dụng. Những sản phẩm đặc trưng nhất được làm từ gạo nếp có thể kể tới bánh trưng, cơm nếp, xôi…So với “người anh em” gạo tẻ, công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe là cao hơn đáng kể.

Cong dung cua gao nep doi voi suc khoe

TÌM HIỂU VỀ GẠO NẾP VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ

Nguồn gốc của gạo nếp

Gạo nếp rất phổ biến những nước châu Á có nền văn minh lúa nước phát triển mạnh như Việt Nam, Philipines, Thái Lan… Theo nhiều nghiên cứu, gạo nếp có mặt tại Trung Quốc ít nhất 2.000 năm trước còn tại Lào là hơn 1.100 năm.

Đặc biệt, các nhà khảo cổ tại Tây An (Trung Quốc) đã chứng minh rằng, loại gạo này đã được sử dụng làm chất kết dính các khối đá trong quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe

Không giống như hiện nay, gạo nếp khi xưa chỉ được sử dụng để cung tiến cho vua chúa, quan lại và chỉ được dùng trong những dịp Lễ, Tết quan trọng như dùng gạo nếp làm bánh trưng cúng tế tổ tiên, nấu cháo gạo nếp cho người bệnh ăn để sớm bình phục sức khỏe.

So với các loại khác như gạo tẻ, gạo lức, gạo nếp có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trong thành phần của loại gạo này chứa nhiều vitamin E, B, sắt, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Do vậy, gạo nếp có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Đa phần chị em phụ nữ sau sinh đều do mất máu nhiều mà dẫn tới tình trạng thiếu sắt. Trong khi đó, gạo nếp lại là loại thực phẩm giúp bổ sung sắt hiệu quả.

Theo các chuyên gia, cứ 100g gạo nếp thì có đến 1.2mg sắt. Bên cạnh đó, nhờ có nhiều loại axit amin và các nguyên tố vi lượng khác, gạo nếp có tác dụng tăng khả năng hấp thụ sắt.

Vì thế, việc sử dụng gạo nếp thông qua các món ăn hàng ngày như: bánh trưng, xôi, cơm nếp sẽ giúp chỉ em nhanh chóng bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Cong dung cua gao nep doi voi suc khoe 2

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, tác dụng chủ yếu vào tỳ và phế. Vì vậy, loại gạo này còn được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc giúp lợi mật, giảm đau.

Cách sử dụng phổ biến nhất đó là nấu cháo gạo nếp kết hợp với một số loại thực phẩm khác như hạt sen, đậu đen, đậu xanh, chân giò..

Đặc biệt, đối với những trường hợp cơ thể suy nhược do bị bệnh nặng, gạo nếp hấp rượu vang có thể giúp phục hồi hiệu quả. Chỉ cần hấp cách thủy gạo nếp, rượi vang và trứng gà rồi chia nhỏ ăn theo bữa sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, những chất xơ và chất chống oxy hóa trong gạo nếp giúp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến dạ dày.

Đối với những trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén..dùng nước gạo nếp rang sẽ thấy khá hiệu quả. Bên cạnh đó, mỗi ngày ăn một bát cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bố khí khai vị.

Tuy nhiên, việc sử dụng gạo nếp không nên quá lạm dụng mà cần điều độ, và không phải đối tượng nào cũng có thể dùng loại thực phẩm này. Đối với những người hay nóng trong, ốm sốt, chướng bụng nên tránh dùng đồ nếp.

Đặc biêt, đối với những trường hợp mới phẫu thuật hay có những vị trí sưng viêm trên cơ thể, không ăn đồ nếp để tránh tình trạng vết thương mưng mủ, lâu lành.

Ngoài ra, đồ nếp bởi có chứa nhiều tinh bột, đường nên dẫn tới những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch và quá trình sản sinh ra insulin của tuyến tụy.

Do vậy, các bệnh nhân mắc tiểu đường, bệnh tim không nên ăn các loại thực phẩm này.

Như vậy, gạo nếp có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng trong một vài trường hợp có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt. Do đó, để phát huy tối đa hiệu quả của gạo nếp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần sử dụng loại thực phẩm này một đúng cách và phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *