dau-hieu-ung-thu-da-day
- Cẩm nang sức khỏe

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên số người được phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Việt Nam rất ít, nguyên nhân là do người dân không nắm được các thông tin về bệnh lý này cũng như không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Điều này khiến cho bệnh âm thầm phát triển và khi phát hiện đã ở giai đoạn nặng, rất khó để chữa trị.

Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và lan ra khắp dạ dày, đến các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư dạ dày thường được phát hiện ở những người từ 50 – 70 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ. Việc chẩn đoán ung thư dạ dày thường gặp nhiều khó khăn, 70% bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.

ung-thu-da-day

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn cả.

– Có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở những trường hợp này thường cao gấp 4 lần những người khác.

– Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra một số trường hợp bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột cũng có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày hơn các bệnh nhân khác.

– Những người bị hội chứng đa polip tuyến có tính chất gia đình, những polip này rất dễ trở thành ác tính.

– Người có tiền sử nhiễm HP dạ dày rất dễ bị ung thư dạ dày bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.

– Người bị cắt dạ dày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn đều có khả năng tiến triển thành ung thư dạ dày.

– Người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối. Khi vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, từ đó dẫn tới nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

– Những người hút thuốc lá thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây tổn hại các tế bào trong dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày

Trên thực tế, bệnh ung thư dạ dày rất khó để nhận biết bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở dạ dày. Các bạn nên đi kiểm tra, thăm khám khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày như sau:

dau-hieu-ung-thu-da-day
Dấu hiệu ung thư dạ dạy

– Cơ thể mệt mỏi, sụt cân: Biểu hiện đầu tiên của ung thư dạ dày là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.

– Đau bụng trên: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không. Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật.

– Nôn ra máu: Nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.

– Đầy bụng sau khi ăn: Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…

– Đi ngoài ra phân đen: Nếu các bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu thì đây có thể là triệu chứng chuyển biến thành ung thư dạ dày.

– Sờ thấy khối u: Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày. Biểu hiện của khối u này thường cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa nó còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau. Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.

Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, một số trường hợp cũng có thể gặp phải những biểu hiện khác như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da… thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u…

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày thường phát triển qua 4 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau.

ung-thu-da-day

– Giai đoạn 0: Giai đoạn 0 là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô khi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày. Giai đoạn này vẫn chưa có nguy hiểm gì và bệnh chưa lây qua các cơ quan khác.

– Giai đoạn 2: Ung thư dạ dày chuyển sang giai đoạn 2 là khi các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc. Giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ.

– Giai đoạn 3: Ở giai đoạn ung thư dạ dày này, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.

Giai đoạn 4: Đây là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Khi người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này, cơ hội sống sót là rất ít.

Bệnh ung thư dạ dày nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là khoảng 98%. Còn trong trường hợp tuân thủ đúng theo phương pháp điều trị của bác sĩ, đây là tiên lượng cụ thể cho giai đoạn khác nhau của ung thư dạ dày (tỷ lệ người sốt ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán)

– Ung thư dạ dày giai đoạn 1: 80% (rất ít người được chẩn đoán sớm)

– Ung thư dạ dày giai đoạn 2: 56%

– Ung thư dạ dày giai đoạn 3: 38% với giai đoạn 3A và 15% với giai đoạn 3B

– Ung thư dạ dày giai đoạn 4: 5%

Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Hiện nay có khá nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày được áp dụng. Tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể thực hiện một trong số những phương pháp sau:

– Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn sớm, có thể phân biệt được một ổ loét là lành tính hay ác tính, phân loại ung thư dạ dày và xác định được phạm vi xâm lấn của tổn thương. Nội soi dạ dày được ưu tiên ở những người bệnh có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày hoặc người có triệu chứng nóng rát thượng vị.

– Chụp X-quang: Phương pháp này có thể phát hiện được các tế bào ung thư ẩn nấp trong niêm mạc hoặc lớp dưới màng nhầy. Chụp X-quang đối với ung thư dạ dày giai đoạn toàn phát, có thể phát hiện được mối quan hệ mật thiết giữa mức độ xâm lấn với loại hình ung thư dạ dày.

– Chụp CT: CT Scaner có thể hiển thị rõ ràng được phạm vi phát triển của các tế bào ung thư trong, ngoài dạ dày, có xâm lấn không, cũng có thể phát hiện được ung thư dạ dày có di căn theo đường bạch huyết hay không. Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn giữa và cuối có thể áp dụng phương pháp này để phán đoán sự di căn của các tế bào ung thư.

– Siêu âm nội soi: Siêu âm nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán tương đối mới, có thể trực tiếp quan sát được các lớp của dạ dày, hiểu được toàn diện về khối u, giúp ích cho việc chẩn đoán và phân giai đoạn bệnh theo TNM, giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh, để việc điều trị cho kết quả tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày cũng như các căn bệnh ung thư khác đều không dễ dàng để chữa trị, nhất là khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, đã di căn thì tỉ lệ chữa trị khỏi là rất thấp. Hiện nay, các bác sĩ thường kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tối đa. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố như: vị trí, giai đoạn ung thư, tuổi, thể trạng và nguyện vọng của bệnh nhân. Với những trường hợp tiên lượng là không thể điều trị khỏi, thì ít nhất phác đồ điều trị có thể làm thuyên giảm triệu chứng như đau, chảy máu, khó ăn uống…

dieu-tri-benh-ung-thu-da-day

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:

– Phẫu thuật: Đây là phương pháp được lựa chọn hàng đầu đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu và giữa. Thông thường ung thư dạ dày ở giai đoạn 1 và 2 thích hợp cắt bỏ triệt để, và đến ung thư dạ dày giai đoạn 3 cũng cố gắng điều trị triệt để. Nhưng nếu không thể điều trị triệt để, thì chỉ có thể giảm nhẹ cắt bỏ và kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác sau phẫu thuật.

– Hóa trị: Hóa trị có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật, để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể. Ngoài ra, biện pháp này cũng có thể sử dụng trước phẫu thuật để giúp kiểm soát các tế bào ung thư di căn và nâng cao tỷ lệ thành công của phẫu thuật. Tuy nhiên, do tác dụng phụ hóa trị rất lớn, nhiều bệnh nhân kháng với hóa trị nên phải lựa chọn phương pháp điều trị khác.

– Xạ trị: Bệnh nhân ung thư dạ dày trước phẫu thuật hoặc trong quá trình phẫu thuật có thể thực hiện kèm phương pháp xạ trị để nâng cao tỷ lệ cắt bỏ và nâng cao hiệu quả điều trị mong muốn.

Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học tiên tiến, các bác sĩ đã nghiên cứu ra một số phương pháp điều trị ung thư tiên tiến hơn, có thể kể đến như:

– Điều trị can thiệp: Điều trị can thiệp là một trong những phương pháp lâm sàng điều trị ung thư dạ dày hiệu quả, được ứng dụng tại một số bệnh viện chuyên khoa lớn. Phương pháp này chủ yếu thông qua thuyên tắc động mạch cung ứng máu cho khối u, ngăn chặn việc cung cấp máu đến các tế bào ung thư, dẫn đến khối u dạ dày bị thiếu máu, thiếu ôxy. Từ đó giúp ức chế được sự tăng trưởng của khối u, đạt được mục đích thúc đẩy làm hoại tử các tế bào ung thư dạ dày, với đặc điểm là vết thương nhỏ và phục hồi nhanh.

– Liệu pháp quang động lực: Ứng dụng tiêm chất cản quang qua tĩnh mạch, các tế bào ung thư sẽ hấp thụ rất nhiều chất cản quang, trong khi các mô bình thường hấp thụ rất ít; dùng tia lazer chuyên biệt chiếu vào khối u, dưới tác động của ánh sáng, chất cản quang sẽ phản ứng với các tế bào ung thư, khiến các tế bào ung thư bị trúng độc và hoại tử, khối u dần dần biến mất. Phương pháp này cho kết quả rất khả quan đối với các trường hợp phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.

– Liệu pháp gen mục tiêu: Liệu pháp gen có thể được nhắm chính xác vào mục tiêu phát triển của ung thư dạ dày ở các điểm quan trọng (chẳng hạn như các enzym, protein, các thụ thể, v.v…). Việc sử dụng các thuốc chống ung thư mục tiêu ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư.

– Điều trị Đông Tây y kết hợp: kKt hợp Đông Tây y không chỉ có hiệu quả trong việc bù đắp cho sự thiếu hụt của Tây y, phòng ngừa và giảm các độc tính và tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị gây ra, mà còn hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn sau phẫu thuật, do đó hiệu quả kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tham khảo thêm: Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây

Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, bất cứ ai trong chúng ta một khi xuất hiện các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày thì nhất định phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Qua đó, bác sĩ sẽ phát hiện, chẩn đoán tình trạng bệnh sớm qua đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân mỗi chúng ta đều cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh lý này bằng cách xây dựng lối sống lạnh mạnh, ăn uống khoa học, hợp lý. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp sớm phát hiện và tầm soát ung thư hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *