I. Dấu hiệu
1. Viêm thận – bể thận mạn
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận hay bể thận cấp tái phát nhiều lần hay có sỏi thận tiết niệu, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Có dấu hiệu đau âm ỉ ở hông lưng một hoặc hai bên hoặc tiểu tiện đêm thường xuyên
2. Viêm thận – bể thận cấp
– Các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột không báo trước và rầm rộ như: sốt cao, buồn nôn, nôn, người rét run. Thể trạng suy sụp nhanh kèm theo triệu chứng viêm bàng quang. Ngoài ra bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường đau mỏi cơ toàn thân. Đau hố sườn lưng một bên hoặc cả hai bên và tình trạng đau tăng dần khi ấn vào.
3. Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới
– Có các biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu dưới có thể kể đến như: đau trên xương mu, đái buốt, đái khó, đái dắt, có thể đái máu vi thể, nước tiểu có màu đục.
II. Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng tiết niệu
– Cần phải bổ sung và uống đủ nước để có lượng nước tiểu ít nhất từ 1,5 lít/24 giờ.
– Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày đặc biệt là đối với nữ giới. Nhớ phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Lưu ý mỗi lần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài nữ giới cần phải dội nước từ trước ra sau để tránh nước bẩn chảy vào bộ phận sinh dục và lỗ đái.
– Những bệnh nhân đã mắc phải căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng lại có hiện tượng tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa Thận-Tiết niệu để kiểm tra xem có yếu tố thuận lợi gây ra bệnh như sỏi thận tiết niệu, dị dạng thận tiết niệu hay không