Cai sữa mẹ là một bước chuyển biến quan trọng với trẻ, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây giúp cai sữa thành công và đảm bảo cho sức khỏe của trẻ và trẻ.
Mẹ không nên chon con ngưng bú đột ngột bởi nếu làm vậy có thể khiến trẻ bị sốc, khó thích nghi , còn mẹ thì có thể bị tắc tia sữa, bị viêm đầu vú hoặc áp xe vú.
Mẹ nên giảm dần trong khẩu phần ăn của con bằng sữa mẹ, có thể thay thế dần bằng bú bình giúp trẻ thích nghi dần dần.
Ban đầu, mẹ có thể vắt sữa mẹ ra và cho vào bình cho con uống, dần dần thì thay bằng sữa công thức cho con uống.
Trong quá trình cai sữa thì mẹ nên kiên quyết hơn, đừng vì thấy con khóc mà mủi lòng cho bé ăn sữa trở lại, bạn sẽ rất khó mà thành công nếu làm như vậy. Những lúc này nên cho những người thân thiết như bố hay bà chăm sóc và gần gũi bé nhiều hơn.
Những lúc trẻ no, không còn thèm bú nữa thì mẹ có thể chơi đùa thoải mái với trẻ giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
Khi soạn thực đơn cho trẻ cũng cần có những thay đổi như bổ sung thêm chất đạm như sữa, trứng, thịt, chất béo và cả rau củ quả nữa để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện.
Mẹ nên chú ý cho bé ăn theo chế độ từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều và nên thay đổi món ăn thường xuyên để bé có thể không bị ngán khi ăn.
Xem thêm Bí quyết cải thiện chiều cao cho con yêu của bạn
Khi cai sữa cho bé, các mẹ cần chú ý tiến hành từng bước một đồng thời tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú, thời gian cho con bú để tránh cho bé bị hụt hẫng và khó chịu do bé thèm sữa mẹ. Việc cai sữa nên tiến hành từ từ, không cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, làm cho trẻ quấy khóc biếng ăn. Các mẹ có thể thay sữa mẹ bằng một bình sữa bò, bột vị ngọt, bột vị mặn, cháo thịt cho đến lúc bé dứt hẳn.
– Thực đơn của bé cần có đầy đủ chất xơ, vitamin, tinh bột, đạm, chất béo và và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác nhất là chất đạm như: thịt, cá, trứng, các họ nhà đậu, đỗ, chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả chứa nhiều vitamin.
– Khi mới cai sữa không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu, dễ nôn, trớ và sẽ khiến bé có tâm lý sợ ăn. Để bé ăn uống ngon miệng các mẹ hãy chia thành nhiều bữa trong ngày và thường xuyên đổi thực đơn cho bé. Chú ý cách chế biến sao cho hợp khẩu vị của trẻ và thường xuyên thay đổi món để trẻ ăn được hết suất.
– Phần lớn trẻ ở độ tuổi cai sữa dù đã mọc răng nhưng cơ nhai vẫn chưa phát triển toàn diện nên vẫn còn yếu, chức năng của hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện như người lớn nên thức ăn cho trẻ cần nấu nhừ, chín kỹ hoặc xay nhuyễn để bé không bị hóc và có thể hấp thu tốt, dễ tiêu hóa.
Lưu ý: Không cai sữa cho bé khi bé bị ốm, nhất là khi bé bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chú ý theo dõi phát triển cân nặng của trẻ trong thời gian cai sữa. Nếu thấy trẻ chậm tăng cân thì phải chú ý xem lại chế độ ăn và khả năng hấp thụ của trẻ và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Trên đây là bài viết của Google sức khỏe, nghiêm cấm copy hoặc sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, xin cám ơn
https://bacsicuamoinha.com/benh-xa-hoi-co-thoi-gian-u-benh-bao-lau/ https://bantinsongkhoe.net/benh-xa-hoi-co-nguy-hiem-khong/ https://khoekhoe24h.com/cac-loai-benh-xa-hoi/ https://kiemtrayte.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-xa-hoi/ https://blogthaythuoc.com/chua-benh-xa-hoi-tai-152-xa-dan-nhu-the-nao/
Hiện nay tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ đang diễn biến một cách chóng mặt. Nếu nạo phá…
Khám sức khỏe là một khía cạnh quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe. Thể chất nên được thực…
Gần đây em thấy khí hư ở quần chip có màu vàng đậm hơn bình thường, tuy nhiên nó không…
Phẫu thuật được xem là cách giúp điều trị triệt để bệnh rò hậu môn, vậy ngoài điều trị rò…
Siêu âm thai sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi, phát hiện sớm những dị tật ở…