Thời gian khoảng 4 đến 6 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, phương pháp cho bé ăn dặm rất đa dạng và không phải cách nào cũng phù hợp. Hãy cùng điểm qua một số sai lầm mà mẹ thường mắc phải khi cho con ăn dặm.
1.Nếu con hào hứng với đồ ăn nghĩa là con đã bắt đầu có thể ăn dặm
Thực tế thì một đứa trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi đã có thể tìm và quan sát những món ăn trong đĩa nên đó chỉ là một phản ứng bình thường chứ không có nghĩa là con đã sẵn sàng cho việc tập ăn dặm. Theo lời khuyên của chuyên gia thì bé chỉ thực sự sẵn sàng cho việc tập ăn dặm khi bé dành nhiều sự quan tâm đến thức ăn, giữ vững đầu và tự ngồi độc lập, bé có thể tự nhai và nuốt một cách dễ dàng.
Cũng cần quan tâm đến số tháng tuổi của bé trong thời kỳ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 6 trở đi có thể cho bé tập ăn dặm nhưng vẫn duy trì ăn sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
2.Khi mới bắt đầu ăn dặm thì cho bé ăn một loại thức ăn cố định
Một số loại thực phẩm như thịt nghiền nhỏ, nấu chín,trứng nấu chín, đánh tan, cá gỡ xương, xay nhỏ, đậu là những thực phẩm mà bố mẹ có thể bắt đầu để cho trẻ ăn dặm. Trong giai đoạn này thì bạn cũng có thể cho bé tập ăn ngũ cốc bởi trong thành phần của ngũ cốc có chứa thành phần dinh dưỡng cao và hàm lượng chất sắt tốt cho cơ thể bé.
3.Chỉ nên cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn ở giai đoạn đầu tiên khi tập ăn dặm
Không nhất thiết phải cho trẻ ăn đồ quá nhuyễn ở tháng thứ 6. Remmer khẳng định ở thời điểm này trẻ sơ sinh có khả năng nhai thức ăn ngay cả khi chúng chưa có răng. Các mẹ có thể cho con ăn bột mịn nhưng cũng có thể cho bé ăn thô ngay để thực hành kĩ năng nhai.
Bạn có thể thử một số loại thực phẩm khác như củ quả hấp, miếng nhỏ giúp trẻ có thể tự ăn mà lại giúp cho quá trình phát triển cơ miệng của trẻ tốt hơn.