Vào mùa hè thì làn da cần được bảo vệ để tránh tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có nhiều dải sóng khác nhau như tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng trắng,… và một số người có thể mắc bệnh về da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một trong số những triệu chứng thường gặp là phát ban đỏ.
Bệnh phát ban đỏ là một bệnh bị nhiều người gặp phải do da tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời. Biểu hiện thường là xuất hiện các vết ban, sần đỏ, mụn nước và xuất hiện các vết bong ở một số vị trí da như cánh tanh, cẳng tay, mu bàn chân, mu tay, vùng cổ áo, mặt,… Những tổn thương này có thể xuất hiện từ vài ngày cho đến hàng tháng và có dấu hiệu giảm nếu da ngưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những tổn thương đi kèm của phát ban da do ánh nắng là hơi rát bỏng, cảm giác ngứa khó chịu.
Để phòng ngừa và điều trị phát ban da hiệu quả thì người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra ngoài nên sử dụng các phương tiện tránh nắng như đeo kính, dùng mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng, bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, tia tử ngoại vẫn có thể vượt qua được những lớp che chắn kể trên và nếu bạn muốn bảo vệ da hiệu quả nhất dưới tác động của ánh nắng mặt trời thì nên sử dụng kem chống nắng cho da mặt riêng và toàn thân riêng. Tốt nhất là nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn hoặc bằng 30 và kết hợp cùng các biện pháp che chắn để đạt hiệu quả chống nắng hiệu quả nhất.
Người mắc có thể sử dụng thuốc điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Các thuốc bôi tại chỗ là kem corticoid loại nhẹ và vừa như hydrocortisone, triamcinolon…, kem chống ngứa kháng histamin như promethazin…