Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ khá thường gặp, chúng ta hãy tìm hiểu xem nguyên nhân điều trị và phòng tránh như thế nào để có thể chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ nhé.
Sức khỏe của con trẻ luôn là mỗi quan tâm đặc biệt của những bậc làm cha làm mẹ. Do đó, bất cứ những dấu hiệu bất thường nào ở trẻ nhỏ cũng có thể khiến phụ huynh lo lắng.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Hay còn gọi là tưa lưỡi, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng nhiều mẹ thường chủ quan bỏ qua.
Xem thêm >> Một vài dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang mắc bệnh nhưng bố mẹ thường bỏ qua
Đây là một bệnh hết sức phức tạp, dai dẳng, điều trị lâu, dễ tái phát lại, nếu như không biết cách xử lý, điều trị sai phác đồ rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nguyên nhân gây nấm lưỡi
Nấm lưỡi xuất hiện khi các bậc phụ huynh không chú ý vệ sinh vùng miệng đúng cách cho trẻ. Khi trẻ bú mẹ, ăn sữa bột,…không được cho uống nước tráng miệng.
Hay khi những trẻ có độ tuổi lớn hơn, sau khi cho bé ăn dặm, ăn ngọt hoặc ăn bất cứ đồ ăn gì lại không chú ý vệ sinh răng miệng cho bé. Vì lúc này bé còn quá nhỏ để nhận thức được việc này mà cần có sự nhắc nhở, chỉ dẫn từ phụ huynh.
Những việc làm này không được thực hiện, không được thực hiện đúng cách có thể gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ do nấm gây ra, mà chủ yếu là nấm Candids albicans –đây là một loại nấm sống ký sinh nhiểu trong khoang miệng, trên da, đường ruột, bột phận sinh dục,…
Chúng là loại vi sinh vật sống ký sinh, khi ở điều kiện bình thường chúng chung sống “hòa bình” với các tác nhân khác, khi có cơ hội (vệ sinh không tốt, sức đề kháng suy giảm,…) loại nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra bệnh.
Trong trường hợp nấm lưỡi ở trẻ em là do các phụ huynh không chú ý vệ sinh vùng lưỡi, miệng cho bé sau khi ăn.
Triệu chứng khi trẻ mắc nấm lưỡi
Chúng ta có thể nhận biết trẻ bị nấm lưỡi thông qua các triệu chứng như:
+ Chấm trắng tròn tạo thành dây tưa trên bề mặt lưỡi
+ Trẻ biếng ăn, không chịu bú do đau
+ Chảy máu, nhiễm khuẩn
Bệnh nấm lưỡi thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 10 tuổi, thậm chí là 15 tuổi.
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ. Từ đó có định hướng xử lý đúng cách giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Xem thêm >> 5 mẹo trị mụn nước trong miệng cho trẻ dành tặng mẹ
Điều tri bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Để điều trị bệnh tốt nhất các bậc phụ huynh nên chú ý đưa con đi khám. Khi đến khám, phụ huynh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn đúng cách.
+ Với trẻ sơ sinh có thể dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để lau vùng lưỡi, khoang miệng, nứu cho bé
+ Với trẻ lớn tuổi hơn thì các phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh răng miệng hoặc hỗ trợ bé.
Đối với bệnh nấm lưỡi mức độ nhẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng theo chỉ định hoăc dùng gạc mềm để lau vùng khoang miệng cho bé.
Đối với bệnh nấm lưỡi nặng thì cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau bao gồm cả vệ sinh răng miệng, tăng cường sức đề kháng cũng như kết hợp dùng thuốc đúng cách
Phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ảnh hưởng đến bé, các phụ huynh nên nhớ cho trẻ uống nước lọc tráng miệng, súc miệng sau khi uống sữa. Đối với trẻ lớn hơn có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng, đánh răng,..
Một số thông tin bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ trên đây hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh chủ động trong việc tầm soát bệnh có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.