Viêm bàng quang là một trong những bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị có thể lan khắp đường tiết niệu, đến thận ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Việc biết được triệu chứng viêm bàng quang là gì giúp chúng ta nhận định bệnh sớm, đi khám chữa bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Màu nào là màu sắc tinh trùng khỏe mạnh
Viêm bàng quan là bệnh gì?
Viêm bàng quang là bệnh viêm nhiễm xảy ra tại bàng quang -một bộ phận thuộc hệ bài tiết có chức năng đựng chất thải lỏng –nước tiểu. Có hai dạng viêm bàng quang phổ biến là viêm bàng quang cấp và viêm bàng quang kẽ (viêm mạn tính).
Viêm bàng quang cấp là gì
Chỉ tình trạng viêm cấp tính ở bàng quang, chúng gây ra các phản ứng cấp tính sau khi các tác nhân gây hại tấn công đến vùng đường tiết niệu –bàng quang.
Viêm bàng quang kẽ (viêm bàng quang mãn tính) là gì
: xảy ra với tình trạng cấp tính diễn ra trong thời gian dài không được chữa trị hoặc chữa trị không triệt để dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Xem ngay: Chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp hiện đại nhất 2019
Các triệu chứng viêm bàng quang
Viêm bàng quang có triệu chứng khá điển hình bao gồm các triệu chứng như:
Đau rát khi đi tiểu: do viêm nhiễm tấn công nên chúng ta có cảm giác đau rát mỗi khi đi tiểu.
Nước tiểu đục hoặc nhiễm máu: niêm mạc ở bàng quang bị tổn thương hóa mủ, khi dòng nước tiểu đi qua tạo ra ma sát dẫn đến nước tiểu dục, tiểu ra máu.
Tần suất đi tiểu tăng: viêm nhiễm làm cho bàng quang bị kích thích nhiều dẫn đến tình trạng đi tiểu với tần suất nhiều hơn.
Nước tiểu có mùi hôi: nước tiểu có mùi hôi do kết hợp với các viêm nhiễm đường sinh dục.
Chuột rút: đây là triệu chứng cũng có thể gặp phải khi bị viêm bàng quang.
Đau tức bụng dưới hoặc lưng dưới: do cảm giác co thắt khi đi tiểu.
Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em.
Khi bệnh trở nên nguy hiểm, bệnh nặng có thể có các triệu chứng như.
Đau hông lưng: bệnh khi trở nặng, chuyển sang dạng mạn tính có thể bệnh nhân sẽ có cảm giác đau hông lưng.
Sốt và ớn lạnh: tùy thuộc vào động lực học của các tác nhân gây hại mà chúng ta có thể bị sốt, ớn lạnh khi bị viêm bàng quang.
Đi tiểu rắt, tiểu rát: do bàng quang bị viêm gây kích thích đi tiểu, niêm mạc bàng quang bị tổn thương nên khi đi tiểu sẽ có cảm giác tiểu rát, đi tiểu rắt nhiều lần.
Buồn nôn, ói mửa.
Tiểu ra máu: dòng nước tiểu đi qua cọ xát gây tổn thương niêm mạc, khiến chúng ta thấy đi tiểu ra máu.
Đi tiểu không kiểm soát.
Chẩn đoán viêm bàng quan như thế nào?
Để chẩn đoán viêm bàng quang cần tiến hành các bước thăm khám và xét nghiệm như:
Thăm khám trực tiếp bộ phận sinh dục khai thác thông tin về biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh lý.
Xét nghiệm: các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu, đánh giá tình trạng tế bào bạch cầu, hồng cầu, sự có mặt của các vi khuẩn, virus trong nước tiểu – tác nhân gây viêm bàng quang.
Nguyên nhân làm nhiễm trùng bàng quang
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiễm trùng bàng quan, trong đó phổ biến nhất là tác nhân từ đường ruột như E.coli,…Một số nguyên nhân gây viêm bàng quang mà chúng ta cần nắm được bao gồm các nguyên nhân như:
Thói quen sinh hoạt hằng ngày: việc vệ sinh hằng ngày không sạch sẽ, không chu đáo cũng chính là nguyên nhân gây viêm bàng quang và gây ra các triệu chứng bệnh viêm bàng quang như: buồn nôn, ói mửa, nước tiểu có mùi hôi.
Nhiều người cứ nghĩ mình vệ sinh như vậy là đã rất sạch nhưng trên thực tế các tác nhân vẫn len lỏi vào bên trong, đặc biệt là các nếp gấp ở da quy đầu, mép âm đạo,…
Ngoài ra, việc chúng ta có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, lười vận động,… cũng có thể gây ra bệnh viêm bàng quang.
Bệnh lý: các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm nhiễm đường sinh dục nam nữ đều có thể là nguyên nhân gây viêm bàng quang.
Đối tượng của bệnh viêm nhiễm bàng quang
Trên thực tế ai cũng là đối tượng của viêm bàng quang kể cả nam hay nữ, già hay trẻ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm bàng quang bao gồm:
Tuổi tác: cùng với sự lão hóa của cơ thể các bộ phận hoạt động kém đi khiến gia tăng nguy có nhiễm khuẩn bàng quang hơn.
Ít hoạt động: lười hoạt động khiến cơ thể có sức ì cũng có thể khiến bạn dễ bị viêm bàng quang.
Uống ít nước: uống ít nước khiến cho bàng quang hoạt động ít, vi khuẩn có có hội phát triển mạnh hơn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm.
Phẫu thuật đường tiết niệu: các thủ thuật ở đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu, mổ sỏi thận, sỏi bàng quang,…cũng là nguyên nhân dễ bị viêm bàng quang.
Niệu đạo hẹp: niệu đạo hẹp khiến gia tăng nguy cơ viêm bàng quang hơn và khi niệu đạo hẹp trở thành bệnh nó sẽ gây ra triệu chứng viêm bàng quang như tiểu rắt, tiểu rát đã nói ở trên.
Tiền liệt tuyến: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể khiến chúng ta dễ bị viêm bàng quang hơn vì hai bộ phận này có vị trí gần nhau.
Mang thai: mang thai khiến tử cung chèn ép vào bàng quang gây kích thích, nếu nhịn tiểu thì rất dễ bị viêm bàng quang.
Tiểu đường: tiểu đường khiến cho lượng đường trong nước tiểu tăng cao, gây ra viêm bàng quang.
Suy giảm hệ miễn dịch: khiến cho hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công gây viêm bàng quang.
Cách chữa viêm bàng quang
Cách chữa viêm bàng quang khá đơn giản, tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định, đúng phác đồ vì bệnh dễ tái phát.
Để có thể điều trị các triệu chứng mà viêm bàng quang gây ra chúng ta có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế hoặc kết hợp các biện pháp chữa tại nhà.
Thuốc chữa viêm bàng quang
Sau khi bệnh nhân được thăm khám, chẩn đoán đánh giá tình trạng viêm nhiễm các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ kháng sinh diệt khuẩn phù hợp.
Các loại thuốc này giúp tiêu viêm, giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở đường niệu giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng nhanh chóng. Một liệu tình điều trị có thẻ từ 7-10 ngày tùy thuộc mức độ bệnh ở mỗi bệnh nhân viêm bàng quang.
Chữa viêm bàng quang tại nhà:
Ngoài các biện pháp điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ, khi điều trị viêm bàng quang người bệnh cũng nên chú ý áp dụng các cách chữa viêm bàng quang tại nhà hiệu quả như uống nhiều nước, sử dụng các loại nước trái cây thanh nhiệt, giải độc như nước rau má, râu ngô –má đề, nước cam,…
Viêm bàng quang tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng nó lại là mối đe dọa đến sức khỏe, sinh sản, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi có các triệu chứng viêm bàng quang, chúng ta không nên chủ quan cần đi khám tại cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả. Xem thêm các bệnh lý khác tại http://googlesuckhoe.com/