Hiện tượng áp lực bàng quang có thể hiểu nôm na nó là việc bộ phận chữa nước tiểu của bạn hoạt động quá mức hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra những cơn đau bàng quang. Hiện tượng đau này trong y học người ta gọi là đau bàng quang mãn tính.
Xem thêm : >> Bàng quang hoạt động quá mức nên làm gì
Khi bị áp lực bàng quang sẽ cho bạn cảm giác đau liên tục giống như là co cơ. Các bác sĩ thường quy định áp lực bàng quang đối với viêm bàng quang kẽ (interstitial cystitis – IC). IC còn được gọi là hội chứng đau bàng quang.
Thông thường khi bàng quang bị áp lực, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu sau:
Các triệu chứng đáng chú ý nhất của IC là đau và áp lực trong bàng quang. Cơn đau mà bạn trải qua có thể từ nhẹ đến nặng. Đối với một số người, áp lực lúc có lúc không hoặc cũng có thể là liên tục không ngớt.
Những triệu chứng này có thể khiến bạn nghĩ rằng bạn bị nhiễm trùng bàng quang, nhưng hội chứng đau bàng quang IC không phải là nhiễm trùng. Đó là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là không có cách chữa trị.
Xem thêm: Viêm bàng quang: Triệu chứng viêm bàng quang là gì
Đo áp lực bàng quang là phương pháp kiểm tra đo áp suất bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động tốt hay không.
Việc đo áp lực trong bộ phận chứa nước tiểu này thực hiện khi cơ hay thần kinh gây ra những khó khăn cho hoạt động giữ và thải nước tiểu ra ngoài.
Những vấn đề này thường liên quan đến những tình trạng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu; chấn thương tuỷ sống; hạch ở bàng quang bị hở; bệnh về thần kinh như đa xơ cứng (MS); đột quỵ…
Trước khi thực hiện đo áp lực, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi tiểu vào một chiếc hộp được nối với máy tính. Đây được gọi là phương pháp đo dòng. Trong lúc người bệnh đi tiểu, máy tính sẽ ghi lại những số liệu cần thiết về:
Tiếp đó, người bệnh sẽ nằm xuống bàn, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống thông (ống dò niệu quản) vào trong bàng quang. Ống dò sẽ đo lượng nước tiểu còn sót lại trong bộ phận này.
Ống dò đôi khi còn đặt trong trực tràng để đo áp suất mạc bụng. Máy đo điện cực, tương tự như các chuyển đạo dùng trong đo điện tim, được đặt gần trực tràng.
Một ống dùng để theo dõi áp suất trong bàng quang sẽ được gắn chung với ống dò. Nước chảy vào đây ở một nhịp độ được kiểm soát. Chuyên viên y tế sẽ hỏi người bệnh cảm thấy thế nào khi muốn đi tiểu và khi nào bàng quang căng đầy.
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số phương pháp kiểm tra khác để đánh giá hoạt động chức năng của bàng quang. Tổ hợp kiểm tra này được gọi là đo niệu động học hay niệu động học toàn phần, bao gồm 3 phép kiểm tra:
Với bài phương pháp đo niệu động học toàn phần, một ống dò nhỏ được đặt vào bàng quang, người bệnh có thể đi tiểu khoảng lúc đó.
Vì ống dò này có phần tử cảm biến ở đầu ống, máy tính sẽ đo áp suất và khối lượng nước tiểu bàng quang nhận vào và thải ra.
Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ho hay đẩy lực ra để chuyên viên y tế kiểm tra độ rỉ nước tiểu. Loại kiểm tra này cho biết nhiều thông về hoạt động chức năng.
Bên cạnh đó, để biết thêm thông tin, người bệnh có thể tiến hành chụp X-quang trong lúc kiểm tra. Trong trường hợp này, thay vì nước, một loại dung dịch đặc biệt hiện lên phim X-quang sẽ được sử dụng để làm đầy bàng quang.
Theo các chuyên gia y tế, đối với những trường hợp đang bị nhiễm trùng đường tiểu một cách rõ ràng thì không nên thực hiện xét nghiệm đo áp lực bàng quang.
Bởi sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng tạo thành kết quả giả (dương tính giả, âm tính giả), khiến cho việc chẩn đoán bệnh không chính xác. Bên cạnh đó, việc đo áp lực cũng có thể làm lan rộng tình trạng nhiễm trùng đường tiểu mà người bệnh đang mắc phải.
Trong trường hợp kết quả đo áp lực trong bàng quang không rõ ràng, người bệnh cần thực hiện thêm những xét nghiệm khác như chụp hình bàng quang niệu đạo (CUG), chụp hệ tiết niệu bằng được tĩnh mạch (IVP), siêu âm, hay nội soi bàng quang…
Các bạn sẽ cảm thấy một vài triệu chứng khó chịu như bàng quang đầy, buồn nôn, đau, đổ mồ hôi, buồn tiểu… gây ra bởi những xét nghiệm này.
Sau khi thực hiện xong xét nghiệm đo đạc kể trên, người bệnh có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn mọi lần và có cảm giác đau rát trong và sau lúc đi tiểu trong 1 -2 ngày (nếu khí carbon dioxide được sử dụng trong lúc kiểm tra), nước tiểu có màu hồng nhạt.
Để giảm thiểu tình trạng này các bạn nên uống nhiều nước, điều này cũng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các bạn cũng cần phải thật cẩn trọng nếu sau khi thực hiện xét nghiệm với bàng quang gặp phải những hiện tượng như đường tiểu có màu đỏ hay có cục máu đỏ sau khi tiểu vài lần; không thể đi tiểu trong 8 tiếng (tình tức lúc bắt đầu đo áp lực)… Trong trường hợp này hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn và giải đáp kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về áp lực bàng quang từ việc nó là gì, áp lực trong bàng quang gây ra hiện tượng gì và chia sẻ cách đo áp lực đối với bộ phận này tốt nhất hiện nay. Chúc các bạn sức khỏe
Bài viết tham khảo
Everything You Need to Know About Bladder Pressure: Medically reviewed by Alana Biggers, MD, MPH on February 17, 2017 — Written by Ashley Marcin: https://www.healthline.com/health/bladder-pressure
https://bacsicuamoinha.com/benh-xa-hoi-co-thoi-gian-u-benh-bao-lau/ https://bantinsongkhoe.net/benh-xa-hoi-co-nguy-hiem-khong/ https://khoekhoe24h.com/cac-loai-benh-xa-hoi/ https://kiemtrayte.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-xa-hoi/ https://blogthaythuoc.com/chua-benh-xa-hoi-tai-152-xa-dan-nhu-the-nao/
Hiện nay tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ đang diễn biến một cách chóng mặt. Nếu nạo phá…
Khám sức khỏe là một khía cạnh quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe. Thể chất nên được thực…
Gần đây em thấy khí hư ở quần chip có màu vàng đậm hơn bình thường, tuy nhiên nó không…
Phẫu thuật được xem là cách giúp điều trị triệt để bệnh rò hậu môn, vậy ngoài điều trị rò…
Siêu âm thai sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi, phát hiện sớm những dị tật ở…