Một số cách chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con trẻ. Hãy cùng chuyên mục sức khỏe của bé tìm hiều về những sai lầm này cụ thể là như thế nào nhé
Sai lầm trong giấc ngủ của bé
Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể và trí não. Thế nhưng, bố mẹ lại có thể mắc những sai lầm về giấc ngủ của trẻ.
1.Rèn bé ngủ với một phương pháp duy nhất
Nhiều phụ huynh kiên trì theo đuổi một phương pháp giúp bé đi vào giấc ngủ dễ hơn với hy vọng chúng thành công và giúp bố mẹ nhàn hơn về sau này. Thế nhưng không phải ai cũng thành công như mong muốn.
Bố mẹ thường quên mất rằng cách tốt nhất là lựa chọn phương pháp cho bé ngủ dựa trên lịch ngủ hợp lý và đều đặn cho trẻ. Nếu bố mẹ áp dụng phương pháp riêng mà không phù hợp với đồng hồ sinh học của bé thì bố mẹ sẽ rất khó khăn cho con đi vào giấc ngủ mà thay vào đó chỉ nhận được sự bực bội, khó chịu mà thôi.
2.Giấc ngủ ngắn với trẻ sơ sinh là không cần thiết
Một số bố mẹ nghĩ rằng việc có một giấc ngủ ngắn là không quan trọng với con. Tuy nhiên, việc loại bỏ giấc ngủ ngắn của con có thể khiến cho bé mệt mỏi và khó ngủ hơn vào buổi tối. Bố mẹ nên duy trì cho con giấc ngủ ngắn đến khi trẻ ít nhất được 3 tuổi và sau đó thì bố mẹ vẫn có thể duy trì cho con.
Bố mẹ hãy duy trì thời gian biểu nghiêm ngặt cho con để con có thể thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ với sự phát triển của bản thân. Nếu đứa trẻ từ chối giấc ngủ ngắn mà bố mẹ tạo ra thì tốt nhất là bố mẹ nên dành cho con một không gian tĩnh lặng ở trong một căn phòng tối và mát mẻ,tĩnh lặng mỗi ngày.
3.Thiết bị giám sát đeo tay giúp ngăn chặn hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Phụ huynh có thể mua bộ áo liền quần dành cho bé có kết nối Bluetooth, tất trẻ em và vòng đeo tay có chức năng đo nhịp tim, hơi thở và chuyển động. Dạng thiết bị công nghệ này đảm bảo sự sống còn của bé này thực ra chỉ là một ứng dụng.
Tuy nhiên thì cách này không thực sự hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy tuân theo những hướng dẫn cần thiết và tạo ra một môi trường an toàn cho bé chơi, ngủ nghỉ thay vì sử dụng một thiết bị điện tử quá sớm cho con.
4.Cho trẻ ngủ chung với bố mẹ
Một số nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng có tới 2/3 ca đột tử ở trẻ em không thể giải thích được do trẻ ngủ chung với bố mẹ. Phần lớn tình trạng này xảy ra do bố mẹ có thể đè lên trẻ khiến trẻ ngạt thở.
Sai lầm trong việc nấu cháo cho bé
Cháo là thực phẩm cho bé ăn hàng ngày được các bà mẹ rất lưu tâm khi nấu. Tuy nhiên, có thể là do thói quen mà mẹ đã vô tình nấu cháo không đúng cách và có thể khiến cho con ăn không ngon miệng và thậm chí con sẽ không hấp thu được dẫn đến chậm lớn, còi cọc.
1.Nấu một nồi cháo bé ăn cả ngày
Nhiều mẹ nghĩ rằng để tiết kiệm thời gian thì có thể nấu cháo và ăn cả ngày cũng không sao. Tuy nhiên, một nồi cháo chỉ nên để trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Hoặc mẹ nên bảo quản cháo trong ngăn mát tủ lạnh trong ngày, khi ăn thì mang ra đun cho nóng để vi khuẩn không xâm nhập vào cháo. Mẹ nên nấu cháo trắng rồi khi bé ăn có thể trộn cùng một số thức ăn khác như thịt, rau.
2.Quên dầu ăn của bé
Mẹ khi nấu cháo có thể bổ sung thêm thịt, cá, rau củ cho bé nhưng lại quên mất cần phải bổ sung chất béo cho con. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên bổ sung dầu ăn vào khẩu phần cháo của con như mỡ thực vật, bơ để giúp bé có thể bổ sung chất béo cho cơ thể hàng ngày.
3.Ăn ít bữa một ngày
Nếu bé không được ăn đầy đủ bữa trong ngày có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ chỉ nghĩ rằng cho con ăn theo giờ ăn của người lớn là được nhưng bé cần ăn thêm bữa phụ hàng ngày giúp tăng cường thêm dinh dưỡng. Mẹ có thể cho bé ăn thêm các thức ăn khác như sữa, chuối, bánh, táo,…
4.Xay quá kỹ thức ăn
Không ít mẹ vì thương con, sợ con không nhai được thức ăn, nên lạm dụng máy xay sinh tố, dù con đã có thể tự ăn được.
Để trẻ cứng cáp hơn, các mẹ nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; qua 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…
Xem thêm >> Vấn đề cần quan tâm khi cai sữa cho bé
Vô tình làm cho trẻ bị táo bón
Hiện tượng trẻ bị táo bón diễn ra rất phổ biến hiện nay, bố mẹ thường có xu hướng bồi bổ cho con bằng nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều này khiến cho trẻ có nguy cơ bị mắc bệnh táo bón cao hơn
Trong các dịp nghỉ lễ hay các dịp đi chơi, bố mẹ thường cho con ăn thỏa thích nhiều chất ngọt, thịt, các loại nước ngọt, nước uống có gas, ăn ít thức ăn chứa chất xơ. Đạm vào cơ thể chuyển hóa thành ure. Chất này thải trừ qua nước tiểu. Khi trẻ ăn quá nhiều chất đạm, cơ thể cần rất nhiều nước để chuyển hóa chúng. Trong khi đó, nếu cơ thể đi tiểu nhiều sẽ dẫn tới kích thích ruột già, khiến thành ruột tăng sự hấp thụ nước, khiến phân khô cứng, gây táo bón.
Ngăn ngừa táo bón ở trẻ
+ Hãy tập cho trẻ thói quen ăn rau ngay từ khi trẻ còn ăn dặm. Hãy giúp trẻ thích một vài món rau, có như vậy thì khi ăn trẻ mới có hứng thú và không có cảm giác bị ép buộc.
+ Cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ, nước, tốt cho hệ tiêu hóa như bưởi, thanh long, chuối,…
+ Thay các loại bánh kẹo quá nhiều đường bằng cách hướng cho trẻ ăn những chất tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, nước ép hoa quả,…
+ Hình thành thói quen đi vệ sinh cho con trẻ vào một thời điểm tương đối cố định trong ngày, mát xa bụng cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm >> Những điều tưởng chừng vô hại nhưng lại có hại khi bố mẹ làm với con
Hành động sai lầm trong chăm sóc trẻ khác
1.Cắt tỉa lông mi cho bé
Nhiều cha mẹ muốn cắt tỉa lông mi cho bé để lông mi của bé có thể dài và dày hơn khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu làm như vậy có thể khiến cho mắt bé bị nhiễm bụi bẩn do không được sự bảo vệ của lông mi. Các mẹ cần hết sức chú ý nhé!
2.Không quan tâm đến trẻ khi trẻ mọc răng
Việc để mặc răng trẻ mọc lệch từ khi mới nhú có thể khiến cho chiếc răng làm thủng môi, sứt miệng khi trẻ cắn, phần chân răng mọc lung tung có thể xiên ngang sang phần chân răng khác.
3.Ủ ấm cho trẻ quá mức
Nhiều cha mẹ luôn quan tâm về vấn để ủ thật ấm cho trẻ để trẻ không bị lạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết là thân nhiệt của trẻ em khá khác ở người lớn, trẻ nóng nhanh hơn mà cũng lạnh nhanh hơn.
4.Sử dụng điều hòa, máy sưởi ở nhiệt độ cao.
Việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong nhà có trẻ nhỏ là rất cần thiết trong mùa đông, nhất là khi nhiệt độ hạ thấp dưới 10 độ.