Trong những ngày trời trở nóng, oi bức bé thường dễ bị nổi mụn nước trong miệng khiến cho bé bị đau và làm cho bé trở nên lười ăn. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ bị tấn công hoặc do bé ăn uống không đủ chất. Khi trẻ gặp phải những mụn nước đáng ghét này mẹ cần nhớ những cách xử lý nhanh và hiệu quả sau đây nhé.
I. Nguyên nhân gây bệnh
+ Do trẻ chưa được vệ sinh răng miệng sạch sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn
+ Do nhiễm phải virus Herpes hoặc Zona.
+ Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, nếu mắc phải căn bệnh này cha mẹ nên chú ý quan sát vì mụn sẽ mọc ở nhiều vị trí hơn chứ không phải chỉ ở vòm miệng.
+ Dấu hiệu của bệnh sởi, thủy đậu…
+ Do bé tự cắn phải mặt trong của môi.
+ Cơ thể trẻ có thể bị nóng và phát ra nhiệt hoặc do cơ thể của trẻ có tính hàn.
+ Do trẻ thiếu chất dinh dưỡng
II. Cách điều trị
1. Mật ong
+ Khi trẻ mọc mụn nước trong miệng, mẹ có thể dùng mật ong để điều trị những mụn nước này . Mẹ có thể cho bé tự ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong trực tiếp lên vị trí mụn nước bởi mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt sẽ giúp khử trùng và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn. Nhưng mẹ cần phải lưu ý không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
2. Ngậm lá sát trùng
– Khi trẻ mọc mụn nước mẹ có thể dùng nước của lá chè xanh, rau diếp cá cho bé ngậm nước trong khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày là mụn nước và vết loét sẽ dần biết mất.
3. Mè đen
– Mè đen hay còn gọi là vừng đen mẹ lấy khoảng 50 gram đem sắc nước cho bé uống nhiều lần trong ngày cũng giúp giảm mụn nước trong miệng.
Lưu ý:
– Tình trạng nổi mụn nước trong miệng của trẻ thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên mụn nước cũng rất dễ tái phát.Vì vậy để tránh những mụn nước quay trở lại gây khó chịu cho trẻ, mẹ nên tập cho connhững thói quen phòng bệnh như sau:
+ Ăn uống đầy đủ, đúng giờ theo chế độ ăn có nhiều rau xanh và luôn uống đầy đủ nước.
+ Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.
+ Không cho trẻ ăn vặt sau khi đã đánh răng.