- Cẩm nang sức khỏe

Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Mắt sạch, hết khô, hết ngứa là cảm giác rất dễ chịu và thoải mái mà người dùng thường có ngay sau khi dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt của vấn đề.

Làm việc nhiều trên máy tính, rồi bụi đường, khói xe khiến đôi mắt của bạn trở nên mệt mỏi, đỏ, sưng hay ngứa… Nhiều người coi thuốc nhỏ mắt như vật bất ly thân, hễ có vấn đề về mắt là lập tức lấy ra nhỏ ngay. Thực tế, nhiều loại thuốc nhỏ mắt chỉ có tác dụng rửa mắt, chứ không chữa được bệnh về mắt. Nhiều loại thuốc nhỏ mắt để chữa bệnh sẽ là quá nặng với ai chỉ muốn dưỡng mắt. Bởi vậy, nếu dùng những loại thuốc này để dưỡng mắt thì vô cùng nguy hiểm.

Với các loại thuốc dưỡng mắt (như: Visine, V. Rhoto, Daigaku…) thì khi mắt bị nhiễm bệnh thực sự chúng không hề có tác dụng. Nếu dùng thuốc lâu quá một tuần thì có thể  gây bệnh cho mắt, và nếu không kịp thời điều trị thường để lại di chứng (sẹo giác mạc), ảnh hưởng đến thị lực.

+ Chọn thuốc trước khi nhỏ mắt

Vì thuốc nhỏ mắt không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, nên trước khi nhỏ mắt bạn nên tìm hiểu trước loại thuốc b trên tay bạn thuộc nhóm nào, và lợi hại ra sao. Cụ thể:

– Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn có chứa kháng sinh chloramphenicol, neomycin, tetracyclin, azithromycin, tobramycin: Có thể dùng như thuốc rửa mắt sơ cứu khi mắt bị chấn thương, dị vật vào mắt. Tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh vì có nguy cơ cơ gây suy tủy.

– Thuốc thuộc nhóm quinolon như ciprofloxacin: có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn sau mổ mắt.

– Thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin: thường dùng trong điều trị viêm kết mạc, viêm giác mạc do dị ứng. Người bị tăng nhãn áp nên thận trọng khi sử dụng.

– Thuốc nhỏ mắt có chứa các chất cường giao cảm như phenylephrin, tetrahydrozolin… tuyệt đối không sử dụng cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, cường giáp v.v

+ Nhỏ mắt đúng cách

– Chỉ nên dùng thuốc nhỏ mắt trong vòng 15 ngày kể từ khi mở lắp. Để tránh quên, nên ghi lại ngày mở. Vì nếu quá thời gian này vi nấm có trong không khí có thể xâm nhập vào lọ thuốc, gây nhiễm bẩn ảnh hưởng đến mắt của bạn.

– Khi sử dụng, tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mắt đang đau để hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh.

– Hạn chế nhỏ 2 hoặc 3 loại thuốc cùng lúc để tránh phản ứng thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *