- Sức khỏe sinh sản

Nguyên nhân và cách xử lý sa dây rốn ở mẹ bầu

Trong quá trình mang thai dây rốn thường ở phía trên đầu của thai nhi. Sa dây rốn là hiện tượng dây rốn sa qua cổ tử cung và đi vào ống sinh, cản trở đường ra của em bé. Đây là biến chứng khá nguy hiểm trong sản khoa vì khi đó dây rốn đã bị chèn ép làm ảnh hưởng đến việc chuyên chở oxy và máu đến em bé. Dưới đây là một số thông tin tổng quát về hiện tượng này các mẹ bầu có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

I. Những nguyên nhân gây ra sa dây rốn

– Ngôi thai có hiện tượng bất thường: Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu nghĩa là đầu em bé chúc xuống cổ tử cung. Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước. Do vậy các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo không có bất chắc gì xảy ra

– Mang song  thai: Khi mang song thai không gian trong tử cung cũng có thể chật chội so với bé khiến dây rốn bị sa.

– Khởi phát chuyển dạ cũng làm cho dây rốn bị sa.

– Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm trước lúc cơn chuyển dạ cũng có thể đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.

– Đa ối: Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu có quá nhiều nước ối cũng khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung làm cho dây rốn bị sa xuống.

II. Dấu hiệu

– Dấu hiệu thường hay gặp nhất là suy thai bao gồm các triệu chứng như: nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp và nồng độ oxy giảm. Nếu dây rốn bị sa qua cổ tử cung trong khi chuyển dạ, các thai phụ có thể nhìn thấy cả dây rốn hoặc cảm nhận được điều này. Lúc này bác sỹ chuyên môn sẽ phải tiến hành khám trong và đẩy đầu em bé tránh khỏi dây rốn hoặc tiến hành mổ lấy thai để bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé

III. Cách xử trí chung

* Trường hợp: Sa dây rốn trong bọc ối:

– Sản phụ sẽ nằm với tư thế đầu thấp, mông cao, không rặn đẻ để bảo vệ ối khỏi bị vỡ.

– Sau đó cần được cấp cứu và mổ lấy thai càng sớm càng tốt.

* Trường hợp: Sa dây nhau khi đã vỡ ối:

– Đầu tiên cần xác định xem dây rốn còn đập hay không, bằng cách kẹp dây rốn vào giữa hai ngón tay để xem dây rốn đập mạnh hay yếu đồng thời phải nghe tim thai trên bụng mẹ.

– Nếu xác định là thai đã chết thì không cần cấp cứu. Theo dõi để cuộc đẻ tiến triển bình thường.

– Nếu dây rốn còn sống: Sản phụ cần nằm đẩy mông lên cao sau đó nhẹ nhàng đẩy dây nhau lên và không nên rặn đẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *