Thời tiết thay đổi thất thường không những làm cho cho trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng dễ bị cảm lạnh. Với vài mẹo nhỏ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh cho mọi người vào mùa Đông nay:
Phòng chống cảm lạnh cho bé
1. Tăng cường hấp thu vitamin D
– Vitamin D giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể đưa bé và cả mình ra ngoài vào lúc sáng sớm, có nắng nhẹ để giúp hấp thu Vitamin D. Hơn nữa, việc ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ làm tăng sức đề kháng của đối với môi trường nhiều hơn.
2. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng
– Việc tiêm vắc-xin phòng chống cảm lạnh không thể nảo bảo vệ bé tuyệt đối được vì có tới hơn 250 loài virut gây bệnh, chúng lây lan qua không khí và biến đổi nhanh chóng. Do đó bạn nên hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để tránh cho bé bị lây nhiễm bệnh.
3. Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
– Khi bạn cảm thấy cơ thể bé bị lạnh toát, bạn cần nhanh chóng làm tăng nhiệt độ cơ thể cho bé như mặc thêm áo ấm hoặc xoa một ít dầu tràm cho bé. Không nên cho bé mặc quá nhiều áo khiến bé ra quá nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
Vào mùa hè, cho dù nóng cũng không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Ở trong phòng máy lạnh quá lâu có thể khiến bé bị khô da, khô họng. Tốt nhất mẹ nên mở cửa sổ để không khí lưu thông, tốt cho sức khỏe.
4. Giữ ấm cơ thể bé để phòng ngừa cảm lạnh.
Mẹ nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bé như: Bổ sung trái cây và rau xanh giàu vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm lạnh để bảo vệ cổ họng của bé. Nên cho bé sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Nước muối có thể rửa trôi chất nhầy và vi khuẩn giúp bé phòng bệnh. Bên cạnh đó Mẹ cũng nên cho bé uống một ly mật ong nguyên chất vào mỗi buổi sáng. Mật ong có chứa chất bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.
5. Giữ vệ sinh
Bạn nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa, giữ vệ sinh sạch sẽ những vật dụng mà bé thường xuyên đụng tới để phòng ngừa vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc cho bé dùng thuốc kháng sinh.
Phòng tránh bệnh viêm Amidan do lạnh ở trẻ nhỏ
Đối với những trẻ em do các cơ quan chưa đủ mạnh để thích nghi với thời tiết lạnh của mùa Đông cho nên ngoài mắc cảm lạnh thì các mẹ cũng lưu ý phòng tránh thêm vấn đề viêm amidan cho trẻ.
1. Vệ sinh hằng ngày
– Trẻ em thường rất hiếu động vì vậy đôi bàn tay bẩn hoặc đồ chơi bẩn chính là nguyên nhân xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn qua đường miệng vào cơ thể bé. Khi vi khuẩn vào cơ thể bé thì cơ quan đầu tiên phản ứng với vi khuẩn chính là amidan. Vì vậy muốn phòng bệnh cho bé cha mẹ nên chú ý vệ sinh cá nhân cho bé, vệ sinh đồ dùng đồ chơi xung quanh bé và chú ý không để bé cho những vật dụng hay tay bẩn vào miệng.
2. Vệ sinh răng miệng cho bé
– Bạn nên thường xuyên cho bé đánh răng 2 lần/ngày hoặc nếu trẻ còn nhỏ thì cha mẹ nên vệ sinh bằng cách lau miệng cho bé, lau răng cho bé hàng ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé.
3. Tránh bật điều hoà khi cho trẻ ngủ
– Khi bật điều hòa bạn nên để nhiệt độ cao khoảng 27 – 28 độ và bật chiếc quạt ở chế độ vừa phải là đủ mát. Tuyệt đối không nên bật nhiệt độ quá thấp vì dễ làm bé bị cảm lạnh vào ban đêm. Khi cha mẹ ngủ say cũng là lúc bé bị lạnh nhưng không hề biết, đa số trẻ bị viêm amidan là do bật điều hoà quá lạnh.
Chống cảm lạnh đối với người lớn
1.Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm
Nghiên cứu cho thấy, những người có thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng có nguy cơ bị cảm lạnh so với người ngủ hơn 7 giờ gấp 6 lần.
2.Ăn một món bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày
Đường ruột của chúng ta có thể có nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những người bổ sung vi khuẩn có lợi mỗi ngày giúp giảm khả năng cảm cúm đến 35%. Và nếu sử dụng những loại thực phẩm bổ sung thường xuyên có thể giúp khỏi cúm nhanh hơn từ 2,4 xuống còn 1,8 ngày.
3.Một đợt cảm cúm có thể kéo dài đến 18 ngày
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng cảm lạnh chỉ kéo dài khoảng một tuần, một nghiên cứu đã cho thấy một đợt cảm lạnh thực sự kéo dài từ 2-3 tuần, trung bình 17,8 ngày. Dùng thuốc kháng sinh không thực sự hiệu quả như bạn nghĩ và nếu dùng quá nhiều còn có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Chính vì vậy, hãy hỏi sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé!
4. Dùng ít nhất 75 mg kẽm ngay khi triệu chứng bắt đầu
Một nghiên cứu từ Phần Lan cho thấy thuốc kẽm có thể giúp bạn khỏi cảm lạnh nhanh hơn 40% nếu bạn dùng liều ít nhất là 75 mg. Kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch, ngăn ngừa virus cúm phát triển.
Trên đây là mẹo phòng tránh cảm lạnh cho người lớn và trẻ nhỏ mà Googlesuckhoe tổng hợp được, mong rằng có nó sẽ ích được cho mọi người trong mùa Đông sắp đến tới đây.