Categories: Cẩm nang sức khỏe

12 cách giảm buồn ngủ vào ban ngày

12 cách giảm buồn ngủ được nhiều người áp dụng và đã thành công được Googlesuckhoe tổng hợp lại trong 1 bài viết duy nhất bên dưới đây.

Trước tiên, để nắm được tinh thần và vận dụng cách giảm buồn ngủ của chúng tôi một cách hiệu quả, các bạn nên xem qua bài viết: Hay buồn ngủ là bệnh gì nắm được nguyên nhân từ đó mới lựa chọn được phương pháp hiệu quả.

12 cách giảm buồn ngủ

Việc bắt đầu ngày làm việc với đôi mắt muốn sụp mi sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc.

Do đó, 12 bí quyết giảm ngủ vào ban ngày để chúng có một ngày làm việc hiệu quả:

Tắm trước đi làm

Sáng dậy,  bạn hãy tắm nhẹ hoặc chỉ cần rửa mặt bằng nước lạnh cũng có thể giúp bạn cảm giác thoải mái, là mẹo vặt đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Hít thở sâu

Thở sâu làm tăng mức oxy trong máu, chậm nhịp tim, giảm huyết áp, mang lại tinh thần sảng khoái và năng lượng tràn đầy, đánh tan cơn buồn ngủ. Quan trọng là bạn hít vào bụng chứ không phải ngực.

Đầu tiên, ngồi thẳng lưng, đặt tay lên bụng, hít sâu thông qua mũi, rồi để bụng tự đẩy ra. Không nên di chuyển ngực, sau đó thở ra qua đôi môi đang mím như huýt sáo.

[ Giải mã ] việc tắm nước lạnh mùa đông tốt cho sức khỏe

[ Tắm nước nóng có tốt không ] tìm câu trả lời qua lợi và hại từ tắm nước nóng

Uống nước nhiều giúp giảm buồn ngủ hiệu quả

Cơ thể mất nước khiến chúng ta dễ mệt mỏi, do đó, hãy uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau quả để cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, uống đủ nước là một trong những cách giảm buồn ngủ hiệu quả và tốt cho sức khỏe.

Tập thể dục

Theo nhiều nghiên cứu, tập thể dục có hiệu quả hơn trong việc cung cấp năng lượng và mệt mỏi vào ban ngày so với các loại thuốc điều trị buồn ngủ khác. Vì thế, hãy duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngủ trưa

Tranh ngủ giấc ngủ trưa 15-20 phút. Một giấc ngủ trưa ngắn cũng có thể giúp cơ thể khôi phục năng lượng đáng kể, là cách giảm buồn ngủ hiệu quả, nhất là dân văn phòng, công sở.

Không uống nhiều nước tăng lực, cà phê

Những thức uống này có thể giúp bạn tăng năng lượng trong thời gian ngắn, nhưng phần năng lượng nhân tạo sẽ thay thế phần năng lượng vốn có trong cơ thể. Từ đó, bạn sẽ khó khôi phục hoàn toàn năng lượng vào sáng hôm sau, gây buồn ngủ. Do đó, nên hạn chế uống café, nước tăng lực mỗi tối.

Ngủ và dậy đúng giờ giấc

“Thủ phạm” chính khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn ngủ là tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc. Do đó, bạn hãy tạo thói quen ngủ nghỉ đều đặn, đi ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, không ngủ nướng. Việc này sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng trong ngày để chống lại cơn buồn ngủ, căng thẳng, trầm cảm.

Đa phần, hãy ngủ đủ giấc 7-8 tiếng. Cố định thời gian ngủ và thức giấc vào buổi sáng, kể cả ngày cuối tuần. Nên tạo phòng ngủ thông thoáng, hạn chế bật đèn ngủ vì điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, kê gối mềm để đầu óc thư thái, dễ ngủ.

Đồ ăn nhẹ

Đồ ăn nhẹ chứa đường có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng, vì lượng đường trong máu thấp dễ khiến bạn uể oải, mệt mỏi, dễ buồn ngủ. Một số món ăn tăng năng lượng cho một ngày làm việc hứng khởi như bơ đậu phộng, sữa chua, các loại trái cây tươi…

Giảm buồn ngủ với trà xanh

Thay vì café, chúng ta có thể dùng trà xanh – loại nước uống vừa cung cấp năng lượng, vừa chống lại căng thẳng. Trà xanh chứa polyphenol cũng có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt vào buổi tối. Do đó, hay tự pha cho mình 3 cốc trà xanh mỗi ngày, vừa là mẹo giảm buồn ngủ vào ban ngày và đem lại giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Uống nước chanh

Một ly nước chanh vào mỗi buổi sáng giúp hạn chế cơn buồn ngủ hiệu quả vào ban ngày. Nước chanh giúp cơ thể giữ nước, thải chất độc và tăng cường trao đổi chất. Do đó,việc đầu tiên mỗi buổi sáng là hãy vắt chanh vào một cốc nước và thưởng thức trước khi đi làm hoặc bạn có thể lặp lại vào buổi chiều.

Tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên

Mỗi ngày, hãy cố gắng cho cơ thể tiếp xúc với chút ánh nắng tự nhiên vào buổi sáng, tia nắng nhẹ nhàng sẽ không ảnh hưởng đến da như nắng gay gắt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin D có liên quan đến giấc ngủ. Cơ thể chúng ta vốn tự nhiên chuyển hóa ánh nắng mặt trời thành vitamin D, do đó, hãy tiếp xúc mặt và mắt “gặp” ánh nắng mặt trời buổi sáng, khi cường độ còn rất nhẹ.

Gặp bác sĩ

Trường hợp hay buồn ngủ còn là dấu hiệu của các bệnh lý như tiểu đường, thiếu máu, bệnh tim, bệnh gan, trầm cảm…Do đó, khi có triệu chứng buồn ngủ thường xuyên, kéo dài, nhất là ban ngày thì hãy nhanh chóng đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là 12 cách giảm buồn ngủ hiệu quả nhà chúng tôi tổng hợp được, hãy chọn cho mình một cách, và coment kết quả cho chúng tôi biết bạn nhé !

Vinh Hải

Recent Posts

  • Cẩm nang sức khỏe

Cập nhật thông tin tư vấn sức khỏe mới nhất

https://bacsicuamoinha.com/benh-xa-hoi-co-thoi-gian-u-benh-bao-lau/   https://bantinsongkhoe.net/benh-xa-hoi-co-nguy-hiem-khong/ https://khoekhoe24h.com/cac-loai-benh-xa-hoi/ https://kiemtrayte.com/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-xa-hoi/ https://blogthaythuoc.com/chua-benh-xa-hoi-tai-152-xa-dan-nhu-the-nao/

4 năm ago
  • Sức khỏe sinh sản

Nạo phá thải ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản như thế nào

Hiện nay tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ đang diễn biến một cách chóng mặt. Nếu nạo phá…

4 năm ago
  • Cẩm nang sức khỏe

Khám sức khỏe nam khoa mới nhất 2020

Khám sức khỏe là một khía cạnh quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe. Thể chất nên được thực…

4 năm ago
  • Sức khỏe sinh sản

Ra nhiều khí hư màu vàng không mùi là dấu hiệu bệnh gì

Gần đây em thấy khí hư ở quần chip có màu vàng đậm hơn bình thường, tuy nhiên nó không…

4 năm ago
  • Người già

Điều trị rò hậu môn bằng cách nào?

Phẫu thuật được xem là cách giúp điều trị triệt để bệnh rò hậu môn, vậy ngoài điều trị rò…

6 năm ago
  • Bà bầu
  • Cẩm nang sức khỏe

Siêu âm thai giá bao nhiêu?

Siêu âm thai sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi, phát hiện sớm những dị tật ở…

6 năm ago